Mình nhận được nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề Da quy đầu. Bệnh nhân ở phòng khám, bạn bè hỏi cho chính mình hay cho con em. Lên google thử gõ từ khóa “Da quy đầu” thì quá nhiều trang đưa đến các phòng khám ko chính thống. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều người bệnh bị lừa, đôi khi còn để lại biến chứng trên cậu nhỏ. Nay mình chia sẻ lại vài câu hỏi xung quanh chủ đề này nhé.
1. Da quy đầu là gì?
Đầu dương vật được bao phủ bởi một cấu trúc gọi là da quy đầu
Da quy đầu gồm phần da bên ngoài, phần niêm mạc bên trong, bao quanh quy đầu ở phía trong.
Da quy đầu bắt đầu hình thành từ tuần thứ 8-12 của thai kỳ và hoàn tất vào tuần thứ 16-20. Lúc sinh ra, da quy đầu dính sát vào quy đầu, dần dần sẽ tách ra khỏi quy đầu nhờ sự phát triển của dương vật, sự tích tụ của chất bợn và sự cương dương vật.
2. Chức năng của da quy đầu là gì?
Da quy đầu không phải là thừa mà chúng ta phải bắt buộc cắt đâu nhé. Nó có các chức năng sau:
+ Bảo vệ quy đầu, ngăn ngừa tổn thương quy đầu.
+ Tăng cảm giác trong chuyện ấy nhờ các thể thần kinh.
+ Tạo chất dịch bôi trơn khi làm chuyện ấy.
+ Là nguồn cung cấp mô dùng trong phẫu thuật tạo hình niệu đạo.
3. Khi nào thì gọi là Hẹp da quy đầu ?
Hẹp da quy đầu là tình trạng không có khả năng tụt bao quy đầu để bộc lộ quy đầu dương vật. Dân gian hay gọi là “Cậu bé chưa mở mắt”.
4. Các kiểu da quy đầu ở nguời trưởng thành?
+ Da quy đầu không hẹp: Quy đầu lúc nào cũng lộ ra ngoài
+ Da quy đầu dài: Khi dương vật cương phải dùng tay kéo thì bao quy đầu mới tuột hẳn xuống được. Chú ý rằng da quy đầu dài KHÔNG có chỉ định cắt da quy đầu nếu không bị viêm nhiễm.
+ Da quy đầu bán hẹp : khi cương, da quy đầu tự tuột xuống được, hay dùng tay kéo xuống được, nhưng cảm giác da bị thắt nhẹ, đau và sau đó không phủ lại được quy đầu.
+ Da quy đầu hẹp: như mục 3
Anh em nam giới đọc xong khám thử nha, chị em đọc xong cũng có thể khám cho chồng hay bạn trai hay con trai nhé.
Mọi người share để nhiều người được biết nhé!
Tham khảo bài viết của Bác sĩ nam khoa về tiểu phẩu cắt bao quy đầu cần chuẩn bị những gì ?