Edit Content

BS Lê Vũ Tân

Ths. BS Lê Vũ Tân tốt nghiệp bs Nội Trú Ngoại Niệu tại ĐH Y Dược TPHCM năm 2013. Ông hiện công tác tại khoa Nam Học bv Bình Dân TPHCM. Năm 2018, ông tu nghiệp Nam Khoa tại Đại học Y Khoa Tulane, Mỹ cùng giáo sư Wayne Hellstrom.

Thông Tin Liên Hệ

GIẢI PHẪU CƠ QUAN SINH DỤC NAM

  • Home
  • -
  • Cấu tạo và chức năng
  • -
  • GIẢI PHẪU CƠ QUAN SINH DỤC NAM
GIẢI PHẪU CƠ QUAN SINH DỤC NAM
  1. Giải phẫu bìu (scrotum):
    Bìu là cấu trúc lỏng lẻo dạng túi do thành bụng trĩu xuống chứa tinh hoàn,
    mào tinh và một phần thừng tinh.
    Nhìn bên ngoài, bìu như một túi da nhăn nheo có 1 gờ ở giữa, bên trong có
    vách chia thành hai túi, mỗi túi chứa một tinh hoàn. Bìu trái thường thấp hơn bìu
    phải.
    Từ ngoài vào trong có tất cả 07 lớp (hình 1):
    Da: Tăng sắc tố, mỏng, có nhiều nếp nhăn ngang, có đường giữa bìu,
    nhiều lông và tuyến bã cũng như tuyến mồ hôi.
    Lớp cơ bám da: tạo nên bởi các sợi cơ trơn, sợi đàn hồi và sợi liên kết;
    nối tiếp với cân dartos của dương vật, giúp co giãn da bìu.
    Lớp mô dưới da: mỡ và tế bào nhão
    Lớp mạc nông: liên tục bên trên với mạc tinh ngoài của thừng tinh.
    Lớp cơ bìu: do cơ chéo bụng trong trĩu xuống trong quá trình đi xuống
    của tinh hoàn. Giúp nâng tinh hoàn lên trên (phản xạ bìu).
    Lớp mạc sâu: Là một phần của mạc ngang (mạc tinh trong) đi xuống bìu
    qua lỗ bẹn sâu.
    Lớp bao tinh hoàn: do phúc mạc bị lôi xuống bìu (Ống phúc tinh mạc)
    trong quá trình di chuyển của tinh hoàn. Ống này sẽ bít lại khi trẻ sinh ra
    đời, nếu còn tồn tại sẽ gây các bệnh lý: thoát vị bẹn gián tiếp, nang nước
    thừng tinh, nang mào tinh hay tràn dịch tinh mạc.

Hình 1: Cấu trúc bên trong bìu

“Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (dịch), Frank H.Netter”

  1. Giải phẫu tinh hoàn (testicle):
    2.1 Giải phẫu:
    Tinh hoàn là một tuyến vừa ngoại tiết (sản sinh tinh trùng) vừa nội tiết (tiết
    Testosterone) tạo các đặc điểm nam tính thứ phát.
    Tinh hoàn nằm trong bìu, bên trái thường thấp hơn bên phải, nặng khoảng
    20gr, dài 4,5cm, rộng 2,5cm. Ở người Việt Nam, các số đo trung bình của tinh
    hoàn là khoảng 4 x 3 x 2,5 cm với thể tích trung bình từ 12 – 30 ml.
    Ở cực trên có 1 lồi gọi là mấu phụ tinh hoàn, đây là di tích của ống cận
    trung thận. Ở cực dưới có dây chằng bìu giữ tinh hoàn vào bìu. Tinh hoàn được
    bọc trong một bao dày, không đàn hồi gọi là bao trắng.

Hình 2: Giải phẫu học tinh hoàn
A: Hình cắt dọc tinh hoàn và mào tinh
B: Hình cắt ngang tinh hoàn qua trung thất
“Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (dịch), Frank H.Netter”

2.2 Mô học:
Tinh hoàn được phân chia thành nhiều tiểu thùy (khoảng 400 tiểu thùy) bởi
các vách từ mặt trong của lớp trắng và hội tụ về một chỗ gọi là trung thất tinh
hoàn ở góc trên sau của tinh hoàn.

Hình 3: Mô học ống sinh tinh

“Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (dịch), Frank H.Netter”

Mỗi tiểu thùy có từ 2-4 ống sinh tinh xoắn và mô kẽ. Mô kẽ chứa tế bào
Leydig, dưỡng bào, đại thực bào, thần kinh, mạch máu, hạch bạch huyết. Các tế
bào Sertoli bao quanh các tế bào sinh tinh và có vai trò dinh dưỡng, nâng đỡ các
tế bào này.

  1. Giải phẫu mào tinh – ống dẫn tinh – túi tinh
    3.1 Mào tinh (Epididymis):
    Hình thể ngoài: Mào tinh có dạng hình chữ C, gồm đầu, thân và đuôi nằm
    chạy dọc theo đầu trên và bờ sau của tinh hoàn.
    Hình thể trong: Ở đầu mào tinh hoàn, các ống xuất gộp lại thành hình nón
    dài tạo nên các tiểu thùy mào tinh. Các ống xuất này đều đổ vào một ống duy
    nhất là ống mào tinh, là một ống nhỏ đường kính 0,15mm và dài 6-7m ngoằn
    ngoèo trong thân mào tinh và xuống đến đuôi thì tiếp tục đến ống dẫn tinh.

Hình 4: Cấu tạo bên trong của tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh
“Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (dịch), Frank H.Netter”

3.2 Ống dẫn tinh (Vas deferens):
Ống dẫn tinh từ đuôi mào tinh đến lồi tinh. Ống sờ thấy rắn, màu trắng sáng
nên dễ phân biệt với các thành phần khác của thừng tinh trong thủ thuật thắt ống
dẫn tinh.
Chiều dài khoảng 30cm, đường kính 2-3 mm nhưng lòng ống hẹp chỉ

khoảng 0,3mm. Thành ống khá dày và tạo bởi 3 lớp: lớp áo ngoài, lớp cơ và lớp
niêm mạc.
Đường đi của ống chia làm 6 đoạn: mào tinh, thừng tinh, ống bẹn, chậu
hông, sau bàng quang, và trong tiền liệt tuyến.
Ở đoạn sau bàng quang, khi ống đến cạnh túi tinh thì sẽ phình to ra tạo
thành bóng ống dẫn tinh mà trong lòng ống có rất nhiều túi. Sau cùng, ống kết
hợp với ống tiết của túi tinh để tạo thành ống phóng tinh (dài 1,5 – 2cm).
3.3 Túi tinh (Seminal vesicle):
Là hai túi tách ở phần cuối của ống dẫn tinh để dự trữ tinh dịch và góp phần
tạo nên tinh dịch.
Túi tinh hình quả lê, dài khoảng 5 cm, đường kính rộng nhất khoảng 2 cm.
Mặt ngoài xù xì, mặt trong có nhiều nếp gấp, khi phẫu tích giải phóng bao túi có
thể kéo dài túi gấp đôi vì vậy túi tinh được xem như một ống gấp đôi lại.

Hình 5: Giải phẫu túi tinh và ống dẫn tinh
“Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (dịch), Frank H.Netter”

  1. Giải phẫu dương vật (Penis):
    Dương vật thuộc bộ phận sinh dục ngoài, đảm nhiệm cả hai chức năng niệu
    và sinh dục. Chiều dài dương vật khi xìu khoảng 6cm, khi cương khoảng 12cm.
    Dương vật gồm một rễ, một thân và quy đầu.
    Quy đầu được bao bọc nhiều hay ít trong một nếp nửa niêm mạc nửa da gọi

là da quy đầu mà ở mặt dưới dày lên thành một nếp gọi là hãm bao quy đầu (dây
thắng).
Dương vật có 2 thể hang và 1 thể xốp, bên trong thể xốp có chứa niệu đạo.

Hình 6: Giải phẫu dương vật

“Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (dịch), Frank H.Netter”

Cập nhật 2020
Theo sách giáo khoa Campbell-Walsh Urology

Contact Me on Zalo