Edit Content

BS Lê Vũ Tân

Ths. BS Lê Vũ Tân tốt nghiệp bs Nội Trú Ngoại Niệu tại ĐH Y Dược TPHCM năm 2013. Ông hiện công tác tại khoa Nam Học bv Bình Dân TPHCM. Năm 2018, ông tu nghiệp Nam Khoa tại Đại học Y Khoa Tulane, Mỹ cùng giáo sư Wayne Hellstrom.

Thông Tin Liên Hệ

RỐI LOẠN CƯƠNG (ERECTILE DYSFUNCTION)

  • Home
  • -
  • Rối loạn cương
  • -
  • RỐI LOẠN CƯƠNG (ERECTILE DYSFUNCTION)
RỐI LOẠN CƯƠNG (ERECTILE DYSFUNCTION)
  1. Quá trình cương bình thường diễn ra thế nào?

Dương vật cương cứng là một quá trình bao gồm 3 yếu tố: thể chất, nội tiết tố và tâm lý.  Xung quanh dương vật và tuyến tiền liệt có các dây thần kinh gửi tín hiệu để các mạch máu cung cấp máu đến dương vật (Hình 1). Những tín hiệu này được kiểm soát bởi nội tiết tố nam testosterone.

Hình 1: cấu tạo dương vật

Dưới tác dụng của kích thích tình dục, các tín hiệu thần kinh sẽ được truyền về não. Não phát tín hiệu tăng tưới máu đến dương vật. Dương vật được cấu tạo từ các mô mềm, xốp, đàn hồi. Các mô này sẽ được bơm đầy máu để làm cho dương vật tăng kích thước và trở nên cứng khi cương (Hình 2). 

Hình 2: Hình cắt ngang thân dương vật

  1. Rối loạn cương là gì?

Rối loạn cương (RLC) là bệnh lý rối loạn tình dục khá phổ biến ở nam giới. RLC là tình trạng nam giới không thể có được độ cương cứng của dương vật để đáp ứng các hoạt động tình dục. Bệnh này có thể xảy ra một cách thường xuyên hoặc chỉ một vài thời điểm.

RLC không đe dọa tính mạng người bệnh, nhưng có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và bạn tình của họ. 

  1. Vì sao nam giới bị rối loạn cương?

Có nhiều nguyên nhân gây RLC như: Bệnh lý mạch máu (Tăng huyết áp, bệnh mạch vành), bệnh lý nội tiết (Đái tháo đường, suy sinh dục), bệnh lý thần kinh (đột quỵ, bệnh cột sống), do thuốc hay do chấn thương. 

Trong đó, các bệnh lý mạch máu là nguyên nhân hàng đầu gây RLC, chấn thương và nội tiết chỉ chiếm phần nhỏ. 

Ngoài ra, RLC là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở các bệnh nhân đái tháo đường. Cứ 4 trường hợp bị đái tháo đường thì 3 trong số đó có RLC.

  1. Tỉ lệ RLC ở nam giới là bao nhiêu?

RLC là một tình trạng phổ biến ở nam giới trong mọi lứa tuổi và dân tộc. Nguy cơ mắc RLC tăng theo tuổi.

Các dữ liệu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ mắc bệnh RLC cao trên toàn thế giới. Hội niệu khoa Hoa Kỳ (American Urological Association – AUA) ước tính có khoảng 30 triệu nam giới có RLC đang điều trị tại nước này và hơn 150 triệu nam giới có RLC trên toàn thế giới. 

Theo một nghiên cứu tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tỉ lệ RLC dao động từ 25-40% tuỳ mỗi quốc gia.

  1. RLC được chẩn đoán như thế nào?

RLC cần được chẩn đoán chính xác, tìm ra nguyên nhân cụ thể để có được phương pháp điều trị thích hợp.

Người bệnh cần đi khám ở các chuyên gia, đặc biệt là các bác sĩ nam khoa để có được một chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

5.1 Tiền sử bệnh

Bác sĩ nam khoa sẽ khai thác tiền căn bệnh lý trước đó của bạn như sau:

  • Bạn có đang dùng loại thuốc nào không?
  • Bạn có hút thuốc không?
  • Bạn có uống nhiều cà phê hoặc rượu, bia không?
  • Bạn có từng phẫu thuật vùng chậu trước đây?
  • Bạn có bất kỳ vấn đề về tim và/ hoặc mạch máu nào không?
  • Bạn có bị rối loạn nội tiết tố không?
  • Bạn có vấn đề tâm lý nào không?

Ngoài ra, các câu hỏi liên quan đến đời sống tình dục sau đây cũng sẽ được ghi nhận:

  • Tình trạng quan hệ tình dục trước đây của bạn thế nào?
  • Tình trạng quan hệ tình dục hiện tại của bạn ra sao?
  • Trạng thái cảm xúc hiện tại của bạn?
  • Khi nào xảy ra rối loạn cương?
  • RLC kéo dài bao lâu rồi?
  • Bạn đã từng được điều trị RLC trước đó chưa?
  • Dương vật có cương cứng mỗi buổi sáng thức dậy?
  • Tình trạng xuất tinh như thế nào?
  • Cảm giác cực khoái ra sao?

Đặc biệt, bác sĩ nam khoa khuyến khích cả người bệnh và vợ hoặc bạn gái cùng tham gia vào buổi thăm khám để bác sĩ hiểu rõ hơn về các ảnh hưởng của RLC đến mối quan hệ của họ vào thời điểm này.

5.3 Thăm khám lâm sàng:

Các bác sĩ nam khoa sẽ thăm khám để phát hiện các bất thường có hay không ở dương vật, lỗ tiểu, bao quy đầu, bìu và tinh hoàn.

Các bác sĩ đánh giá độ cương của bệnh nhân bằng cách cho họ sờ và tự cảm nhận qua thang điểm EHS (Hình 3). 

Thang này gồm 4 mức độ: 1 tương ứng mật độ của đậu hũ, 2 tương ứng mật độ của chuối đã lột vỏ, 3 tương ứng mật độ của chuối chưa lột vỏ và 4 tương ứng mật độ của dưa leo.

Người bình thường sẽ có mật độ cương cứng của dương vật như sờ vào quả dưa leo trong bảng mô hình. 

Hình 3: Thang điểm EHS đánh giá RLC

5.2 Xét nghiệm:

Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm máu để đánh giá các bệnh lý nền có kèm theo hay không: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, suy giảm testosterone…

Trong một số trường hợp, có thể cần phải làm các xét nghiệm chuyên biệt sau để hỗ trợ chẩn đoán:

  • Xét nghiệm độ cứng của dương vật về đêm (NPTR)
  • Tiêm thuốc vào thể hang để kiểm tra độ cương
  • Siêu âm Doppler dương vật
  • Các bài kiểm tra về thần kinh

Cập nhật 2020 Theo Hướng dẫn điều trị của Hội Niệu khoa Hoa Kỳ (AUA), Hội Niệu khoa Châu Âu (EAU) và Hội Y Học Giới Tính Hoa Kỳ (SMSNA)

Contact Me on Zalo