Edit Content

BS Lê Vũ Tân

Ths. BS Lê Vũ Tân tốt nghiệp bs Nội Trú Ngoại Niệu tại ĐH Y Dược TPHCM năm 2013. Ông hiện công tác tại khoa Nam Học bv Bình Dân TPHCM. Năm 2018, ông tu nghiệp Nam Khoa tại Đại học Y Khoa Tulane, Mỹ cùng giáo sư Wayne Hellstrom.

Thông Tin Liên Hệ

BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (STDs)

  • Home
  • -
  • Bệnh lây truyền qua tình dục
  • -
  • BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (STDs)

Bệnh lây qua đường tình dục thường diễn tiến âm thầm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản mà còn có nguy cơ tổn hại lâu dài đến sức khoẻ. Do đó, mỗi người cần có biện pháp phòng tránh để bảo vệ chính mình và người thân một cách hiệu quả.

ĐỊNH NGHĨA

  •  Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Diseases): Trước đây gọi là bệnh hoa liễu (Venereal Diseases). Ví dụ: bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh hạ cam…Các bệnh này lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, không được bảo vệ bao gồm quan hệ qua cơ quan sinh dục, hậu môn và bằng miệng. Vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng mang mầm bệnh có thể truyền từ người này sang người khác qua tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch tiết khác của cơ thể. Bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai, sinh nở hoặc qua truyền máu hay dùng chung kim tiêm.
  • Quan hệ tình dục đồng giới (Homosexual): Quan quan hệ tình dục cùng giới nam hay cùng giới nữ. Đây là đường rất dễ lây nhiễm HIV cũng như các NTLTQĐTD.
  • Quan hệ tình dục lưỡng giới (Bisexual): Một người có quan hệ tình dục với cả hai giới nam và nữ.

DẤU HIỆU KHI MẮC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

Số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, hơn 1 triệu bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) mắc phải mỗi ngày trên toàn thế giới, phần lớn trong số đó không có triệu chứng. Đó là lý do tại sao họ không biết bị nhiễm bệnh cho đến khi có biến chứng hoặc người bạn tình được chẩn đoán. Các dấu hiệu và triệu chứng STDs bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục
  • Tiểu khó, tiểu buốt
  • Có vết loét, vết sưng hoặc phát ban ở trên hoặc xung quanh dương vật/ âm đạo, tinh hoàn, hậu môn, mông, đùi, miệng…
  • Tiết dịch bất thường hoặc chảy máu từ dương vật/âm đạo, có mùi bất thường
  • Sưng đau tinh hoàn/ Đau bụng dưới
  • Đau, sưng hạch bạch huyết, đặc biệt là ở bẹn, đôi khi lan rộng hơn
  • Ngứa bên trong hoặc xung quanh âm đạo
  • Sốt cao

ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ?

STDs có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời:

  • Đau vùng chậu mạn tính: Đau dữ dội, đau thành từng cơn, nặng nề sâu trong vùng chậu có thể do bệnh lây qua đường tình dục gây ra.
  • Trong thai kỳ: Phụ nữ mang thai có thể sẩy thai, sinh non và truyền bệnh cho trẻ sơ sinh khi mang thai, sinh nở hoặc cho con bú (Biến chứng thường gặp ở trẻ em:Giang mai bẩm sinh sớm, Giang mai bẩm sinh muộn, Viêm kết mạc do lậu, mù mắt, Viêm phổi ở trẻ sơ sinh).
  • Các bệnh sùi mào gà, giang mai có thể gây bệnh cho nhãn cầu, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm võng mạc, viêm thượng củng mạc… dẫn đến bệnh mắt mạn tính và dễ gây mù lòa.
  • Vô sinh: Các bệnh lây qua đường sinh dục có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục nam và nữ như: viêm tinh hoàn, viêm buồng tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng… ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là gây vô sinh.
  • Ung thư: Một số loại ung thư ở cổ tử cung, trực tràng, dương vật có liên quan đến virus HPV.

KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của STDs cần đặt lịch hẹn tư vấn với bác sĩ.
  • Bạn đã quan hệ tình dục và có lẽ đã tiếp xúc với người bị STDs.
  • Khi bạn chuẩn bị bắt đầu hoạt động tình dục hoặc khi bạn 21 tuổi, tuỳ điều kiện nào đến trước.
  • Trước khi bạn bắt đầu có quan hệ tình dục với bạn tình mới.

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN

Để đưa ra phác đồ điều trị chính xác, hiệu quả, bác sĩ cần thực hiện một số biện pháp thăm khám lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng như:

  • Hỏi tiền sử bệnh
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm dịch tiết

SÀNG LỌC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

  • Khi bạn có các hành vi nguy cơ (như quan hệ với người nhiễm bệnh STDs, …) hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và tầm soát STDs.
  • Phụ nữ mang thai: Khám sàng lọc HIV, viêm gan B, chlamydia và bệnh giang mai thường thực hiện ở lần khám thai đầu tiên cho tất cả phụ nữ mang thai. Xét nghiệm sàng lọc bệnh lậu và viêm gan C được khuyến cáo ít nhất một lần trong khi mang thai cho phụ nữ có nguy cơ cao về các bệnh nhiễm trùng này.
  • Phụ nữ tuổi 21 trở lên: thử nghiệm Pap bất thường cổ tử cung, bao gồm: viêm, thay đổi tiền ung thư và ung thư. Bệnh thường được gây ra bởi một số chủng virus gây u nhú ở người (HPV). Các chuyên gia khuyên rằng bắt đầu ở tuổi 21, phụ nữ nên làm Pap ít nhất mỗi ba năm. Sau 30 tuổi, phụ nữ được khuyên nên đi xét nghiệm DNA HPV và xét nghiệm Pap mỗi năm năm hoặc xét nghiệm Pap mỗi ba năm.
  • Phụ nữ dưới 25 tuổi đang hoạt động tình dục: Tất cả phụ nữ sinh hoạt tình dục dưới 25 tuổi nên được xét nghiệm chlamydia. Bạn có thể tự mình thu thập mẫu nước tiểu hoặc dịch tiết âm đạo để xét nghiệm chlamydia. Nhiễm chlamydia một lần không bảo vệ bạn khỏi phơi nhiễm trong tương lai. Bạn có thể nhiễm trùng tái phát, vì vậy hãy kiểm tra lại nếu bạn có một bạn tình mới.
  • Sàng lọc bệnh lậu cũng được khuyến cáo ở phụ nữ quan hệ tình dục dưới 25 tuổi.
  • Những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới: So với các nhóm khác, những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ mắc bệnh STDs cao hơn. Nhiều tổ chức y tế khuyên sàng lọc STDs hàng năm hoặc thường xuyên hơn cho những người này. Kiểm tra thường xuyên HIV, giang mai, chlamydia và bệnh lậu là đặc biệt quan trọng. Viêm gan B cũng có thể được khuyến cáo.
  • Những người bị nhiễm HIV: HIV làm tăng đáng kể nguy cơ bị nhiễm một STDs khác. Các chuyên gia khuyên nên kiểm tra ngay lập tức giang mai, lậu, chlamydia và herpes sau khi được chẩn đoán nhiễm HIV. Những người có HIV cũng cần được sàng lọc viêm gan C.
  • Phụ nữ nhiễm HIV có thể phát triển bệnh ung thư cổ tử cung, vì vậy họ cần phải có một xét nghiệm Pap trong vòng một năm sau khi được chẩn đoán nhiễm HIV, và sau đó lại sáu tháng sau.
  • Những người có bạn tình mới: Trước khi giao hợp qua đường âm đạo hoặc hậu môn với các bạn tình mới, hãy chắc chắn bạn đã được thử nghiệm tất cả các bệnh STDs. Cần lưu ý rằng không có sàng lọc u nhú ở người (HPV) cho nam giới, cũng không có xét nghiệm sàng lọc tốt herpes sinh dục ở cả hai giới. Vì vậy, người bệnh có thể không biết đang bị nhiễm cho đến khi có các triệu chứng.
  • Người bị nhiễm STDs trong giai đoạn sớm nhưng xét nghiệm chưa phát hiện được.

ĐIỀU TRỊ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

Tùy thuộc vào loại bệnh lây truyền qua đường tình dục mắc phải mà người bệnh được khuyến nghị điều trị bằng nhiều hình thức khác nhau

  • Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định để điều trị bệnh lây nhiễm do nguyên nhân vi khuẩn như giang mai, lậu, trichomonas… Người bệnh cần phải tuân thủ phác đồ và kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Với các loại virus như HPV, người bệnh sẽ không được chỉ định dùng kháng sinh, mà dùng thuốc kháng virus. Khi dùng thuốc này, người bệnh vẫn có thể lây truyền bệnh cho người khác nên cần phải tuân thủ chỉ dẫn điều trị và cần được xét nghiệm lại để đánh giá hiệu quả.
  • Một phương pháp khác để điều trị bệnh lây qua đường tình dục là dùng thủ thuật, phẫu thuật. Cụ thể, người bệnh có thể được đốt điện, áp nitơ lỏng, đốt bằng tia laser… các vùng da có virus để tiêu diệt mầm bệnh từ sâu bên trong.
  •  Điều trị dự phòng cho bạn tình: Bệnh lây truyền qua đường tình dục rất dễ tái phát, nhất là khi người bạn tình không được điều trị cùng lúc với người bệnh. Do đó, người bệnh nên thông báo với bạn tình về tình trạng bệnh để họ được kiểm tra, xét nghiệm. Đồng thời, họ cũng cần được điều trị đồng thời với người bệnh để ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm.

PHÒNG NGỪA BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

Bệnh STDs có tốc độ lây lan nhanh, dễ tái phát nhưng chúng ta vẫn một số cách để tránh hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh

  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Một lối sống khoa học sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giúp mỗi người dự phòng nguy cơ nhiễm bệnh và tăng khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm một cách tích cực.
  • Giao tiếp: Trước khi quan hệ tình dục, hãy trao đổi với người bạn tình về tình dục an toàn. Thỏa thuận rõ ràng về những điều gì được hay không được phép.
  • Kiêng cữ: Cách hiệu quả nhất để tránh STDs là kiêng cữ, chỉ quan hệ tình dục với người không bị nhiễm bệnh. Một cách đáng tin cậy khác để tránh STDs là duy trì lâu dài mối quan hệ một vợ một chồng với một người không bị nhiễm.
  • Xét nghiệm trước khi quan hệ tình dục: Tránh quan hệ với bạn tình mới cho đến khi cả hai bạn đã được xét nghiệm về các bệnh lây qua đường tình dục. Quan hệ tình dục bằng miệng ít rủi ro hơn, nhưng nên sử dụng miếng dán để ngăn tiếp xúc da kề da giữa niêm mạc miệng và bộ phận sinh dục.
  • Tiêm phòng: Chủng ngừa sớm, trước khi tiếp xúc tình dục, cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa một số loại bệnh STDs như u nhú ở người (HPV), viêm gan A và viêm gan B. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo, nên tiêm Vacxin HPV cho các bé gái và bé trai tuổi từ 11 và 12. Nếu chưa được tiêm chủng đầy đủ ở lứa tuổi 11 và 12, CDC khuyến cáo rằng trẻ em gái và phụ nữ đến 26 tuổi cũng như bé trai và nam giới đến 26 tuổi nên được chủng ngừa. Thuốc chủng ngừa viêm gan B thường được tiêm cho trẻ sơ sinh, và viêm gan siêu vi A cho trẻ 1 tuổi. Cả hai loại vắc xin này cũng được khuyến cáo dùng để tiêm ngừa cho những người không được miễn nhiễm và cho những người có nguy cơ cao, chẳng hạn như những người đàn ông có quan hệ tình dục cùng giới và người sử dụng ma tuý.
  • Sử dụng bao cao su: Dùng bao cao su một cách nhất quán và đúng cách khi quan hệ tình dục mang đến khả năng bảo vệ tích cực khỏi nguy cơ bị lây hoặc lây bệnh cho người khác. Hãy nhớ rằng bao cao su không những làm giảm nguy cơ tiếp xúc với hầu hết các bệnh STDs mà còn bảo vệ ít bị STDs liên quan đến loét sinh dục như u nhú ở người (HPV) hoặc herpes. Thuốc tránh thai hoặc dụng cụ tử cung, không bảo vệ chống lại các bệnh STDs.
  • Không uống rượu quá mức hoặc sử dụng chất kích thích: Biện pháp này giúp bạn không đối diện với các rủi ro khi quan hệ tình dục.

PHÒNG KHÁM NAM KHOA BS LÊ VŨ TÂN – CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH UY TÍN, CHẤT LƯỢNG CHO NAM GIỚI

Với tiêu chí mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân về mọi mặt, Phòng Khám Nam khoa Bs Lê Vũ Tân (26 Vĩnh Viễn, Phường 02, Quận 10, TP.HCM) cam kết đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một cơ sở y tế chính thống, bác sĩ giàu kinh nghiệm (Công tác tại khoa NAM HỌC – Bệnh viện BÌNH DÂN TPHCM), trang thiết bị hiện đại, chất lượng (Bs Lê Vũ Tân có 02 năm tu nghiệp tại Mỹ về chuyên ngành Nam học), cung cấp đến quý anh các dịch vụ y tế hoàn hảo kèm với mức phí phù hợp, phải chăng. Bs Tân cam kết không phát sinh thêm bất cứ khoản phí nào khác ngoài mức phí đã tư vấn ban đầu.

Bên cạnh đó, phòng khám Nam khoa Bs Lê Vũ Tân còn điều trị các bệnh lý Nam khoa khác như:

* Sinh sản nam: vô sinh nam, tránh thai ở nam, trữ tinh trùng.

* Rối loạn tình dục: rối loạn cương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn tình dục.

* Bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, giang mai, mào gà…

* Nội tiết tố nam: hội chứng suy Testosterone,…

* Bướu cơ quan sinh dục: bướu tinh hoàn, bướu dương vật.

* Dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục: tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu đóng thấp…

* Cấp cứu nam khoa: vỡ bao trắng thể hang, xoắn dây tinh…

 

Thạc sĩ bác sĩ Lê Vũ Tân hiện đang công tác tại khoa nam học Bệnh Viện Bình Dân TPHCM. Ông là Bác sĩ chuyên ngành Nam Khoa đầu tiên tại Việt Nam được chấp thuận và hoàn thành chương trình đào tạo Fellowship Nam Khoa tại Mỹ về vô sinh nam và rối loạn chức năng tình dục.

bác sĩ nam khoa lê vũ tân, hoạt động của phòng khám 2023

Bạn có thể gọi hay gửi tin qua ZALO số: 0854.309.309 để được TƯ VẤN miễn phí hoặc ĐẶT LỊCH KHÁM!

  • Phòng khám:26 Vĩnh Viễn, Phường 02, Quận 10, TPHCM
  • Lịch khám:
    – Thứ 2 – thứ 6: 16h00 – 19h00 (Chiều)
    – Thứ 7: 08h30 – 11h00 (Sáng) | 16h00 – 19h00 (Chiều)
    – Chủ nhật: 8h30 – 11h00 (Sáng)

 

 Phòng khám Nam khoa Bs Lê Vũ Tân có đội ngũ bác sĩ nam khoa, bác sĩ gây mê hồi sức giảm đau, điều dưỡng giỏi chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm lâu năm, đang công tác tại các bệnh viện lớn tại TPHCM.

Quy trình chẩn đoán và điều trị cập nhật và theo tiêu chuẩn quốc tế (Hoa Kỳ).

✦ Thiết bị y tế, máy móc khám chữa bệnh được chú trọng đầu tư, đổi mới. Tất cả các thiết bị được nhập khẩu từ châu Âu-Hoa Kỳ, thường xuyên được kiểm tra về mặt chất lượng nên đảm bảo an toàn, không gây rủi ro khi thực hiện.

 Dịch vụ y tế chuyên nghiệp với thủ tục nhanh gọn, tối giản, không phải xếp hàng chờ đợi. Chế độ bảo mật thông tin cá nhân an toàn, kín đáo, không để rò rỉ ra ngoài, tránh ảnh hưởng đến đời sống riêng tư.

Tài liệu chuyên ngành tham khảo cho bài viết:

1. Hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới (WHO) về STDs, cập nhật 2021

2. Hướng dẫn điều trị của Hội Niệu Khoa Châu Âu (EAU) về STDs, cập nhật 2023

3. Hướng dẫn điều trị của Hội Niệu Khoa Hoa Kỳ (AUA) về STDs, cập nhật 2023

4. Hội y học giới tính thế giới

Contact Me on Zalo