Tắc nghẽn đường tiểu dưới có thể gây ứ nước, dẫn đến sưng và tổn thương thận ở một hoặc cả hai bên. Cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải tình trạng này.
Hội chứng tắc nghẽn đường tiểu dưới là gì?
Ở người trưởng thành, hệ thống bài tiết nước tiểu được phân thành hai phần: đường tiểu trên bao gồm thận và niệu quản, và đường tiểu dưới bao gồm bàng quang và niệu đạo.
Tắc nghẽn đường tiểu dưới là hiện tượng nước tiểu không thể di chuyển từ niệu đạo vào bàng quang mà lại chảy ngược lên thận. Điều này xảy ra do sự tắc nghẽn tại mặt đáy hoặc cổ bàng quang, cản trở dòng chảy hoặc làm giảm lượng nước tiểu đi vào niệu đạo để thoát ra ngoài cơ thể, gây rối loạn tiểu tiện.
Hội chứng tắc nghẽn đường tiểu dưới thường gặp ở nam giới cao tuổi và liên quan đến các vấn đề của tuyến tiền liệt.
Nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiểu dưới
Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng tắc nghẽn đường tiểu dưới. Cụ thể:
- Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân chiếm tỷ lệ hàng đầu khiến nam giới mắc hội chứng tắc nghẽn đường tiểu dưới.
- Khối u ở vùng chậu (tuyến tiền liệt, cổ tử cung, tử cung, trực tràng).
- Hẹp niệu đạo do dị tật bẩm sinh hoặc mô sẹo.
- Sa bàng quang (bàng quang tụt xuống vị trí của âm đạo).
- Do tác nhân lạ từ bên ngoài gây tắc nghẽn đường tiểu dưới.
- Co thắt niệu đạo, co cơ xương chậu.
- Thoát vị bẹn (háng).
- Sử dụng một số thuốc (thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi hoặc thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt…)
- Sỏi bàng quang và ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiết niệu…
Triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu dưới
Tắc nghẽn đường niệu có thể phát triển nhanh chóng (cấp tính) hoặc từ từ (mãn tính). Người bệnh thường cảm thấy đau ở vùng giữa lưng, và tùy thuộc vào từng cá nhân, mức độ và vị trí của cơn đau có thể khác nhau, cũng như tùy thuộc vào việc một hay cả hai bên thận bị ảnh hưởng.
Thay đổi đột ngột trong thói quen tiểu tiện có thể là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn niệu quản. Các triệu chứng có thể bao gồm: giảm lượng nước tiểu, tiểu tiện khó khăn, dòng nước tiểu yếu, rò rỉ, tiểu giọt, cảm giác buồn tiểu liên tục, bàng quang luôn cảm thấy đầy, hoặc có máu trong nước tiểu. Nếu tắc nghẽn xảy ra ở cả hai bên thận, lượng nước tiểu đào thải có thể giảm đáng kể.
Buồn nôn, nôn mửa và sốt cũng là những triệu chứng thông thường của tắc nghẽn đường tiểu. Nước tiểu chảy ngược có thể gây sưng và đau thận.
Nếu không được chú ý và điều trị kịp thời, tắc nghẽn đường tiểu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng theo thời gian. Bỏ qua các triệu chứng ban đầu có thể dẫn đến các biến chứng không thể phục hồi như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, tiểu không tự chủ, và suy thận mãn tính.
Điều trị tắc nghẽn đường tiểu dưới
Mục tiêu chính trong điều trị là làm thông vị trí tắc ở niệu quản để nước tiểu có thể đào thải ra ngoài bình thường. Các phương pháp phổ biến gồm:
- Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu nhằm loại bỏ các yếu tố gây tắc nghẽn như mô sẹo, khối u hay polyp hình thành trong và xung quanh thành niệu quản để nước tiểu có thể chảy trở lại từ niệu đạo vào bàng quang.
- Đặt stent: Là phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn khi các bác sĩ tiến hành đặt một ống stent (dây catheter) trong niệu quản hay bên thận bị tắc nghẽn để dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Stent có thể đặt qua da hay qua ngã soi bàng quang nhằm giúp niệu quản được thông và cho phép nước tiểu thoát ra ngoài bình thường. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp niệu quản trở nên quá hẹp do sự hình thành mô sẹo hoặc một số nguyên nhân khác.